môn văn
Văn thuyết minh là thể loại văn học thông dụng nó giúp ta cung cấp những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân..của một sự vật, hiện tượng, trong đời sống, xã hội, tự nhiên bằng phương pháp trình bày, giới thiệu và giải thích.
Những yêu cầu đặt ra khi viết một bài văn thuyết minh
Những thông tin mà ta mang tới, những tri thực phải khách quan, chính xác, có ích cho người đọc cũng như người nghe.
Văn phải trình bày rõ ráng, hấp dẫn, rành mạnh. Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật cho đối tượng cần thuyết minh để chúng rõ ràng và rành mạnh hơn.
Các phương pháp thuyết minh
1- Phương Pháp nêu định nghĩa
Giới thiệu khái quát về sự vật hay hiện tượng mà mình muốn truyền đạt.
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
2- Phương Pháp liệt kê
Liệt kê ra những đặc điểm, hay những đặc tính, công dụng của vật muốn thuyết minh.
Ví dụ: Thân cây lúa để cho trâu bò ăn, giữ ấm chuồng trại, làm rơm để đun nấu. Gốc thì có thể ủ cho mục rồi làm phân bón, làm rạ để nấu nướng. …
3- Phương pháp nêu ví dụ
Thuyết minh đưa ra một ví dụ cụ thể. Hay một dẫn trứng để người đọc hiểu hơn về điều mình muốn nói. Ví dụ:
Trong giờ kiếm tra, coi bài hay chép bài của bạn sẽ bị co giáo cho điểm 0 (Bạn A hôm qua trong giờ kiểm tra. Chép bài của bạn B. Có giáo thấy và cho bạn ấy 0 điểm vào sổ đầu bài.)
4- Dùng số liệu
Đưa ra những số liệu cụ thể về bài mà mình muốn thuyết minh
Ví dụ: Chùa một cột có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4 m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối.
5 – Phương pháp so sánh
So sánh với một sự vật và hiện tượng cùng chủ đề. Chẳng hạn so sánh 2 con gà. hoặc 2 trận mưa với nhau.
Ví dụ: Trường em to rộng gấp 3 lần trường bên cạnh. Và là ngôi trường lớn nhất của tỉnh.
6- Phương Pháp Phân Loại phân tích
Đưa ra các đặc điểm chính, rồi triển khai, phân tích các đặc điểm đó sao cho hợp lý. Hết các ý này rồi đến ý khác. Tránh hiện tượng đang nói ý này lại nhảy sang ý khác rồi lại quay lại.
Ví dụ: Thuyết minh một con trâu: Bạn có thể tả từ Ngoại hình, chủng loại, ứng dụng của trậu….
Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…
Để làm một bài văn thuyết mình cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Là một việc thường bị người học xem nhẹ hoặc bỏ qua vì sợ mất thời gian nhưng trên thực tế đây lại là một bước vô cùng quan trọng. Tìm hiểu đề và tìm ý giúp chúng ta xác định đúng thể loại và trọng tâm đề bài từ đó không xa rời đề bài. Đây chính là bước tiền đề, làm bàn đạp giúp việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều. Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số vấn đề chính như: xác định đối tượng thuyết minh; sưu tầm, ghi chép và lựa chon các tư liệu cho bài viết; lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
Bước 2: Lập dàn bài
Lập dàn bài là bước giúp người học sắp xếp bố cục bài làm một cách khoa học, hợp lý, cụ thể từ đó là khung để viết bài một cách trôi chảy, không bỏ sót ý. Khi lập dàn bài, tùy theo phong cách học tập của mỗi người sẽ lập những kiểu dàn bài khác nhau. Có thể là theo phongc ách truyền thống bằng cách gạch đầu dòng, cũng có thể lập theo sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, dù với phong cách nào thì một dàn bài cũng cần có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Bước 3: Viết bài
Đây là bước để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Người học dựa vào dàn bài đã lập để phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi phân. Ở bước này, người học cần chú ý về hai mặt: thứ nhất là đảm bảo về nội dung của bài văn: viết đúng nội dung đề bài đã nêu, đi đúng trọng tâm, không lan man, lạc đề; Thứ hai là về mặt hình thức: bài viết phải đảm bảo đầy đủ ba phần, không để mắc các lỗi thông thường về cú pháp, chính tả, ngữ pháp… ý tứ rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện một bài bài văn. Thao tác này giúp chúng ta đánh giá lại tổng thể bài viết, tìm ra những lỗi mà mình mắc phải, sửa chữa để bài văn trở nên hoàn mỹ hơn, từ đó cũng rút ra được những kinh nghiệm cho những bài viết sau. Đây là một bước đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong quy trình viết một văn bản thuyết minh.
Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh
* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
- Cấu tạo của đối tượng
- Các đặc điểm của đối tượng
- Lợi ích của đối tượng
- Tính năng hoạt động
- Cách sử dụng, cách bảo quản
* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:
- Nguồn gốc
- Đặc điểm
- Hình dáng
- Lợi ích
* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:
- Nêu một định nghĩa chung về thể thơ
- Nêu các đặc điểm của thể thơ:
- Số câu, chữ.
- Quy luật bằng trắc.
- Cách gieo vần.
- Cách ngắt nhịp.
- Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
* Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:
- Vị trí địa lí.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
- Cách thưởng ngoạn đối tượng.
* Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:
- Hoàn cảnh xã hội.
- Thân thế và sự nghiệp.
- Đánh giá xã hội về danh nhân
Lưu ý: Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
* Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.
- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
- Cách thức chế biến, thưởng thứ